1. Kiến thức cơ bản về da và cấu tạo da
Làn da và các thành phần phụ của nó (bao gồm móng tay, tóc và một số tuyến nhất định) cấu thành nên cơ quan lớn nhất của cơ thể người, với diện tích bề mặt là 2m2. Da chiếm 15% tổng trọng lượng cơ thể người lớn; độ dày của nó dao động từ <0,1mm ở phần mỏng nhất (mí mắt) đến 1,5mm ở phần dày nhất (lòng bàn tay và lòng bàn chân).
2. Cấu trúc da
Làn da của chúng ta được cấu thành từ ba tầng chính yếu gồm lớp biểu bì, trung bì và hạ bì Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, là phần mà ta chạm vào được; có độ đàn hồi và được tái tạo liên tục. Nó bao gồm:
- Tế bào sừng (Keratinocytes) - tế bào chính của lớp biểu bì được hình thành do quá trình phân chia tế bào ở tầng dưới của lớp biểu bì. Các tế bào mới liên tục di chuyển lên trên về phía bề mặt. Trong quá trình di chuyển, càng lên trên chúng dần trở nên già rồi chết đi và cuối cùng là bị bong ra.
- Tế bào phẳng (Corneocytes) - Là các lớp tế bào sừng chết dẹt kết hợp với nhau tạo nên lớp ngoài cùng của tầng biểu bì, được gọi là lớp sừng. Lớp bảo vệ này liên tục bị mài mòn hoặc bong ra.
- Tế bào hắc tố (Melanocytes) - sản sinh ra sắc tố melanin chống lại tia cực tím và mang lại màu sắc cho làn da.
Tầng trung bì bì là lớp bên trong phía dưới biểu bì, bao gồm:
- Các tuyến mồ hôi - sản xuất mồ hôi thông qua qua ống dẫn mồ hôi đến các phần bề mặt của lớp biểu bì, hay còn gọi là lỗ chân lông. Chúng đóng vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
- Nang lông - là những vùng trũng trong đó lông mọc. Lông cũng có vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
- Các tuyến bã nhờn - sản xuất bã nhờn (một loại dầu) để giữ cho lông không bị bám bụi và vi khuẩn.Bã nhờn và mồ hôi tạo nên 'lớp màng bề mặt'.
Hạ bì là lớp sâu nhất của da, nằm bên dưới tầng trung bì và được cấu thành nên từ các tế bào mỡ và mô liên kết.
3. Chức năng của da
Làn da của chúng ta nhờ chiếm diện tích lớn chủ yếu nên cũng có nhiều chức năng tạo ra các phản ứng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động đến từ bên ngoài; gồm 4 chức năng chủ yếu:
Làn da hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi:
- Tác động vật lý, nhiệt..
- Các tác nhân gây hại
- Sự thất thoát nước và protein
- Tác hại của tia bức xạ
Comments
0 comment